Visa kỹ năng đặc định và visa TTS Nhật Bản có gì khác nhau?

Nhiều người tò mò không viết visa kỹ năng và visa thực tập Nhật Bản có gì khác nhau? Chính vì vậy, ở bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.

Visa mới có ưu đãi gì hơn với visa TTS Nhật Bản?

Cơ hội cho lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc vào tháng 04/2019 khi Chính phủ Nhật đã quyết định cho “ra lò” loại hình visa mới mang tên Visa kỹ năng đặc định loại 1 và 2, cho phép các lao động có tay nghề được ở lại Nhật làm việc lâu hơn và có khả năng có thể xin vĩnh trú ở Nhật.

1. Tư cách lưu trú

– Visa TTS: Người lao động sang Nhật với tư cách Thực tập sinh kỹ năng đi học tập, nâng cao tay nghề, kỹ thuật trong các nhà máy tại Nhật và trở về đóng góp, phát triển cho nước nhà.

– Visa kỹ năng đặc định: Người lao động sang Nhật với tư cách đi lao động có thời hạn, làm việc trong các nhà máy, công ty tại Nhật.

2. Đối tượng tham gia

– Đối với visa TTS: áp dụng cho lao động tốt nghiệp cấp 2 trở lên

– Đối với visa kỹ năng đặc định:

+ TTS kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01 – 03 năm trở về nước.

+ Ứng viên chưa từng sang Nhật Bản nhưng có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực tuyển dụng và ngoại ngữ (tiếng Nhật) nhất định.

3. Thời gian làm việc ở Nhật

– Visa TTS : thời gian hợp đồng là từ 1- 3 năm

– Visa kỹ năng đặc định: thời hạn hợp đồng là 5 năm

4. Điều kiện

Bằng tiếng Nhật có vai trò quan trọng trong việc xét visa kỹ năng đặc định

– Visa TTS: không yêu cầu kinh nghiệm và tiếng Nhật trước khi tham gia chương trình.

– Visa kỹ năng đặc định:

+ Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ tiếng Nhật cao hơn chương trình Thực tập sinh kỹ năng.

+ Đạt kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật theo từng lĩnh vực tiếp nhận.

5. Ngành nghề tiếp nhận

+ Visa TTS: 77 ngành nghề theo quy định của OTIT

+ Visa kỹ năng đặc định: chỉ tiếp nhận lao động trong 14 ngành nghề cụ thể là:

– Xây dựng;

– Điều dưỡng;

– Đóng tàu;

– Vệ sinh tòa nhà;

– Bảo dưỡng xe ô tô;

– Nông nghiệp;

– Hàng không;

– Ngư nghiệp;

– Khách sạn;

– Nhà hàng;

– Chế biến thực phẩm;

– Gia công chế tạo công nghiệp;

– Sản xuất máy công nghiệp;

– Các ngành liên quan điện – điện tử – viễn thông.

6. Mức lương:

Mức lương của lao động sang Nhật làm theo visa kỹ năng đặc định có mức lương cao hơn TTS, và tương đương với người Nhật cùng một trình độ trong ngành nghề nào đó.

7. Chế độ

– Visa TTS: không được bảo lãnh gia đình sang Nhật trong thười gian làm việc ở Nhật Bản

– Visa kỹ năng đặc định:

+ visa kỹ năng đặc định loại 1: không được bảo lãnh người dân sang Nhật trong thời hạn là 5 năm

+ Visa kỹ năng đặc định loại 2: Khi lao động sang Nhật với visa kỹ năng đặc định loại 1 thi tay nghề và được cấp visa kỹ năng đặc định loại 2 thì có thể xin visa vĩnh trú ở Nhật sau 5 năm làm việc và có thể bảo lãnh người thân sang Nhật.

8. Chuyển việc

Visa TTS và visa kỹ năng đặc định có chuyển việc được không?

– Visa TTS: rất khó chuyển việc sang công ty khác, coi như khả năng bằng không trừ trường hợp công ty bị phá sản không đủ năng lực tiếp nhận TTS hay lao động bị ngược đãi,…
– Visa kỹ năng đặc định: Có thể chuyển việc dễ dàng hơn

9. Cơ hội làm việc lâu dài ở Nhật Bản

Với visa kỹ năng đặc định loại 2 thì lao động có thể xin visa vĩnh trú ở Nhật

– Visa TTS: TTS tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản 1 năm thì chỉ có thể làm việc ở Nhật 1 năm còn TTS đi đơn hàng 3 năm thì thời gian làm việc lên đến 5 năm nếu thi đỗ kỳ thi tay nghề tại Nhật và có công ty tiếp nhận.

– Visa kỹ năng đặc định: Sau 5 năm nếu thi đậu kỳ thi bắt buộc sẽ được tham gia chương trình Kỹ năng đặc định số 2, khi đó được phép gia hạn visa và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.

10. Hiệu lực

– Visa TTS: đang có hiệu lực

– Visa kỹ năng đặc định: Chương trình có hiệu lực từ tháng 4/2019.

Theo: xuatkhaulaodong.com

One thought on “Visa kỹ năng đặc định và visa TTS Nhật Bản có gì khác nhau?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *